1. Nhựa PU là gì?
Nhựa PU có tên viết tắt theo tiếng Anh là polyurethane. Đây là một vật liệu polymer chứa các đơn vị hữu cơ, chúng được nối với nhau bởi các liên kết carbamate (urethane). Hai chủng loại chính thiết kế nên loại nhựa này đó chính là gồm cây PU và tấm PU. Thành phần dạng PU cứng và PU mềm đều có ở hai dạng này.
Tại Việt Nam, cao su nhựa là tên gọi khác của loại vật liệu này. Chúng được xếp vào loại vật liệu nhựa kỹ thuật công nghiệp, đem đến hiệu suất cao. Một số hiệu suất của loại vật liệu này như khả năng chống ăn mòn chất hóa học; có độ bền, đàn hồi cao; chịu được áp lực và mài mòn cao…
2. Phân loại nhựa PU polyurethane
Hiểu được nhựa pu là gì, các bạn có thể tìm hiểu được thành phần và phân loại của nó. Dựa trên cấu trúc của loại vật liệu pu, người ta chia thành 2 loại chính là Polyester PU và Polyether PU. Hai loại này cũng có cấu trúc tương đối giống nhau.
Sự khác nhau giữa hai loại này thể hiện ở tính cơ học. Đối với Polyester PU có tính cơ học cao, chống dầu tốt. Còn đối với Polyether PU lại có khả năng chịu nhiệt độ và thủy phân tốt. Tuy nhiên, Polyester PU lại có tính chống nước kém, trong khi Polyether PU lại không kháng dầu và tính cơ học của kém hơn.
Ngoài ra, người ta còn chia nhựa pu thành 3 loại chính phổ biến như sau:
- Nhựa PU nhiệt dẻo: Được tạo thành bằng cách gia công nhiệt trên máy làm nhựa trong khoảng nhiệt độ từ 120 độ C đến 150 độ C. Đối với khoảng nhiệt độ này, giúp pu mềm và gia công được.
- Nhựa PU đổ khuôn: được tạo thành từ hai chất liệu prepolymer với các nhóm isocyanate hoạt tính liên kết với nhau ở cuối mạch. Người ta sẽ gia nhiệt trước khi những liên kết hóa học vật lý bị phá vỡ, khiến mạch thường bị gãy. Hạn chế của loại vật liệu này là không thể tái sử dụng khi sự kéo dài mạch chất dứt.
- Nhựa PU kết mạng ngang: cách tạo ra bằng cách liên kết các mạch hóa học theo không gian 3 chiều thông qua đổ khuôn. Từ đó, tạo cấu trúc hóa học gồm 2 vùng chính gồm vùng cứng và vùng mềm.
3. Về tính chất
Như vậy, các bạn đã biết nhựa pu là gì, cấu tạo và phân loại chúng. Vậy tính chất của pu có gì nổi bật? Đây là loại vật liệu nhựa có tính bền và đàn hồi cao hơn rất nhiều so với cao su. Đặc biệt, nó còn có sức chịu va đập rất tốt, sức nén và chống co dãn cũng tốt hơn nhiều so với cao su.
Về khả năng chống thấm nước, nhựa PU được đánh giá cao nếu hoạt động trong điều kiện nhiệt độ làm việc của chúng. Vật liệu này còn có tính làm giảm tiếng ồn và chịu tải tốt. Một tính chất quan trọng mà nhựa pu được đánh giá cao đó là không độc hại và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
4. Nhựa pu có đặc tính, ưu điểm gì?
Hiểu rõ nhựa PU là gì, đặc tính và ưu điểm nổi bật sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách và ứng dụng hiệu quả nhất. Đặc biệt, nó giúp bạn tìm được sản phẩm với chất lượng tốt ngoài thị trường. Dưới đây là các đặc tính nổi bật của nhựa pu mà bạn nên biết:
Thứ nhất, nhựa pu có đặc tính chịu được mài mòn trong điều kiện khắc nghiệt. Nếu so sánh với các vật liệu khác như kim loại hay cao su, thì chắc chắn nó được đánh giá cao hơn. Với đặc tính này, người ta thường sử dụng nó để phủ trên bề mặt các vật liệu khác như một lớp bảo vệ.
Thứ hai là khả năng chống bám dính các chất béo như dầu mỡ hay các dung môi khác. Bề mặt của pu rất nhẵn, mịn trơn nên các chất bẩn hay dầu mỡ này khó có thể bám lên được. Ngoài ra, nhựa pu còn là vật liệu có khả năng chống áp lực, chịu va đập cực tốt. Các bạn có thể thấy, các loại bánh xe hay thiết bị chống sốc đều được làm từ vật liệu này.
Một đặc tính có nhiều ứng dụng của pu đó là độ đàn hồi tốt, so với cao su còn tốt hơn. Dùng các sản phẩm từ nhựa pu này sẽ hạn chế được tối đa khả năng bị rách khi chúng được tạo thành tấm mỏng. Bên cạnh đó là khả năng chịu tác động thời tiết và cách điện rất tốt. Nó được dùng để làm vỏ bọc cách điện, dùng ngoài trời cũng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
5. Ứng dụng của nhựa pu là gì?
Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp nhựa, mà pu có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và các lĩnh vực khác nhau. Chúng ta có thể thấy, pu được ứng dụng nhiều nhất ở một số ngành đặc thù như sản xuất ô tô, thay đồ, bến cảng, ngành chế biến thực phẩm, ngành y tế, thiết bị máy móc xây dựng, điện tử, nội thất, dệt may.
Đối với ngành dệt may, nhựa pu được ứng dụng để sản xuất giày dép, da tổng hợp. Đối với ngành sản xuất ô tô, nó được dùng để sản xuất tay lái, tay vịn, bảng điều khiển, bánh xe, khuôn, miếng đệm áp lực, cản xe, và nội thất thủ công… Trong ngành thiết bị điện tử, người ta dùng pu làm ống dập kim loại, thiết bị hấp thụ sốc đệm, lò xo…
Đối với các thiết bị điện, pu được ứng dụng cao trong việc tạo ra các thiết bị hấp thụ âm thanh, phớt, phao khí nén, bọc cách điện… Với đặc tính nổi bật của pu, nó còn được ứng dụng cao trong sản xuất các loại máy móc chuyên dụng chống ăn mòn, thủy phân, dùng làm màng chắn, phớt dầu.
Ngoài ra, một ứng dụng quan trọng của pu dùng để bảo tồn các chất lỏng như nước, hóa dầu…Cùng với sự phát triển của công nghệ, pu đang dần được ứng dụng đối với một số công nghiệp đặc biệt như hàng không vũ trụ hay lĩnh vực quốc phòng.
Nhựa PU còn được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm từ cao su như lốp xe, đệm, ống dẫn, v.v., thay thế cho cao su thiên nhiên như cao su SVR, giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nâng cao độ bền cho sản phẩm.